CHAPTER 1: WORDS (Chương 1: Từ Vựng) – phần 1

0
152

Words are the fuel of language and the number of words you are familiar with determines your language abilities. The more words you know, the better you are. Put in numbers, this statement reads as follows:

15,000 > 10,000 > 5,000 > 2,000 > 1,000 > 500

Between 2 and 18 years, you learned 10 new words every day. Later, at work or at university, you enriched your brain vocabulary with thousands of technical words. Now, after decades, you know more than 50,000 words of your native language. Learning words is the hardcore task of language learning; in comparison, learning grammar is a finger exercise for pre-school children.

To be comfortable in another language you need roughly half of the words you possess in your native language – 25,000. As about 40 percent are variants of other words and can be easily inferred, a good estimate of truly unique words you need to start with is 15,000 words. This is a huge number and double what you are expected to learn in 8 years at school. Fortunately, you do not always have to learn them all. Take the word evolution. In Spanish, Italian, and French, the word translates into evolución, evoluzione and évolution. As you can see, many words are almost identical between some languages and come with just slight differences in packaging. Once you understand the rules that govern these differences, you have immediate access to thousands of words.

In order to understand how many truly new words you will have to manage – words you have never seen before and which you cannot deduce from other languages you know – we need a short history of your linguistic abilities:

  • What is your native language?
  • Have you learned other languages before?
  • Which level did you achieve in these languages?
  • Which language do you want to learn?

Based on your answers, good teachers are able to make a reliable estimate of the number of words you must transfer into your brain. This number varies between 5,000 and 15,000. Worst-case scenarios are languages that are completely different from any of the languages you know: for Europeans, typical examples are Hindi, Arabic, Japanese or Chinese. In these languages, only a handful of words resemble European words and leave you with 15,000 words to absorb.


At the other end of the spectrum you will find languages that are closely related to those you already know. If you ask a 17- year-old French student without any previous exposure to the Italian language to screen an Italian dictionary, he will immediately be able to tell you the meaning of around 6,000 words. Provide him with additional clues on how Latin words evolved differently, but still recognisably, into French and Italian, and he will easily increase his vocabulary to 10,000 and more. The descendants of the Roman Empire – the Italians, Spanish, Portuguese, French, and, to a lesser extent, Romanians – are therefore navigating in familiar waters when learning each other’s languages.


Once your teachers define the word quota you have to burn into your brain, the next question is: ‘how long will it take me to learn these words?’ You may be surprised to know that the total study time for wiring a new word into livelong memory is around five minutes. Children tend to have it easier because they have so-called ‘fast-mapping’ abilities, a fabulous fast lane for word learning after a single exposure, which partly explains the prodigious rate at which they learn new words. As an adult, however, you will take the long road, repeating new words over and over again. Some words are easy, others are not. Among the easy words are the words of everyday life, such as man, woman, child, water, air, big, small, go, come, do. They are usually short and their meaning is unambiguous. Other words are longer and will need more frequent rounds of rehearsal: Gerichtsvollzieher, jeopardy, abracadabrantesque, zanahoria, sgabuzzino, orçamentário, Bundesverfassungsgericht. Still other words resist memorising because their very concept, or the difference between one word and another, remains vague and confusing even in your native language: haughty, valiant, valorous, courageous, intrepid, contemptuous. And finally, how could you easily learn Semmelknödel without ever seeing it, sugo without smelling it, or tartiflette without eating it?

NGHĨA TIẾNG VIỆT

Từ vựng là nhiên liệu của ngôn ngữ và số từ mà bạn biết quyết định khả năng ngôn ngữ của bạn. Bạn càng biết nhiều từ, bạn càng giỏi ngôn ngữ đó. Biểu thị bằng số, lời phát biểu này có thể diễn đạt như sau:


15,000 > 10,000 > 5,000 > 2,000 > 1,000 > 500


Từ lúc 2 tuổi đến 18 tuổi, bạn đã học 10 từ mỗi ngày. Về sau, ở trường đại học và ở sở làm, bạn làm giàu vốn từ của mình với hàng nghìn từ chuyên ngành. Giờ đây, sau mấy chục năm, bạn biết hơn 50,000 từ trong tiếng mẹ đẻ của mình. Học từ vựng là cái khó trong ngoại ngữ nếu so với học ngữ pháp, học ngữ pháp thì ai cũng học được.


Để thoải mái sử dụng ngoại ngữ, bạn cần biết khoảng phân nửa số từ mà bạn biết ở tiếng mẹ đẻ, tức khoảng 25,000 từ. Vì khoảng 40% từ là biến thể của từ khác và có thể dễ dàng suy ra được, một ước lượng khá chính xác số từ mà bạn thật sự cần học là khoảng 15,000 từ. Đây là con số khổng lồ và lớn gấp đôi số từ (trong tiếng mẹ đẻ) mà bạn học được từ lớp 1 đến lớp 8. Nhưng may mắn là bạn không nhất thiết phải học hết tất cả một lần. Lấy ví dụ như từ “evolution – sự tiến hóa”, trong tiếng Tây Ban Nha, Ý và Pháp, từ này biến thể thành evolución, evoluzione and évolution. Như bạn có thể thấy, nhiều từ hầu như tương đồng giữa vài ngôn ngữ và chỉ thay đổi một chút trong cách biểu đạt. Một khi bạn hiểu các quy tắc này chi phối những khác biệt, bạn có thể ngay lập tức hiểu được hàng ngàn từ.


Để biết bạn thật sự cần học bao nhiêu từ, những từ hoàn toàn mới và không thể suy ra được từ những từ mà bạn biết sẵn, chúng ta cần xem lại quá trình học ngôn ngữ của bạn:

  • Tiếng mẹ đẻ của bạn là gì?
  • Bạn từng học ngoại ngữ bao giờ chưa?
  • Bạn đã đạt trình độ nào ở những ngoại ngữ này?
  • Hiện tại bạn muốn học ngoại ngữ nào?

Dựa vào những câu trả lời của bạn, một giáo viên giỏi có thể ước lượng tương đối chính xác số từ bạn phải nạp vào não. Con số này thay đổi từ 5000 đến 15000. Trường hợp tệ nhất là khi ngôn ngữ bạn muốn học hoàn toàn xa lạ với tiếng mẹ đẻ của bạn hoặc những ngoại ngữ bạn đã học: chẳng hạn đối với người châu Âu thì ví dụ điển hình đó là: tiếng Hindi, Ả-rập, Nhật Bản hoặc Trung Quốc. Trong các ngôn ngữ này, chỉ có một số ít từ gần giống với từ thuộc châu Âu và phải cần phải học 15,000 từ.


Ngược lại, trường hợp may mắn hơn là khi bạn học những ngôn ngữ có quan hệ mật thiết với những ngôn ngữ bạn đã biết. Nếu bạn bảo một cậu bé người Pháp 17 tuổi bất kỳ lướt qua từ điển tiếng Ý, cậu ta sẽ ngay lập tức hiểu được khoảng 6,000 từ tiếng Ý dù chưa hề học qua tiếng Ý ngày nào. Nếu dạy cho cậu ta cách từ vựng La-tinh tiến hóa như thế nào khi du nhập sang tiếng Ý và Pháp, mặc dù cách viết có khác nhiều nhưng vẫn còn đủ để nhận ra, cậu ta sẽ dễ dàng tăng số từ mình biết lên thành 10,000 hoặc hơn. Nói rộng hơn, hậu duệ của người thuộc đế quốc La Mã – như người Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và xa hơn là người Romania cảm thấy rất dễ học những ngôn ngữ của nhau.


Một khi giáo viên của bạn xác định số lượng từ bạn phải nạp vào não, câu hỏi kế tiếp là: ‘Tôi phải mất bao lâu để học những từ này?’ Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng tổng số thời gian cần để một từ mới ăn sâu vào não của bạn là 5 phút. Trẻ em thường học từ mới dễ hơn vì chúng có một khả năng tốt hơn gọi là “khả năng sắp xếp trong não”, giúp việc học từ nhanh tuyệt vời chỉ sau một lần học qua, điều này phần nào giải thích tại sao trẻ em học từ mới nhanh phi thường. Tuy nhiên, là người lớn, bạn phải đi con đường vòng dài hơn, đôi khi phải học đi học lại các từ mới. Có từ rất dễ nhớ, có từ khó hơn. Những từ dễ nhớ là những từ đời thường hàng ngày, như man (đàn ông), woman (đàn bà), child (đứa trẻ), water (nước), air (không khí), big (to), small (nhỏ), go (đi), come (đến), do (làm). Chúng thường ngắn và nghĩa thì rất rõ ràng. Những từ khác dài hơn và sẽ cần học đi học lại thường xuyên hơn: Gerichtsvollzieher, jeopardy, abracadabrantesque, zanahoria, sgabuzzino, orçamentário, Bundesverfassungsgericht. Lại có những từ khác học mãi vẫn không nhớ bởi vì khái niệm của nó xa lạ với bạn hoặc vì nghĩa của nó dễ nhầm lẫn với những từ tương tự, thậm chí cả trong tiếng mẹ đẻ của bạn cũng thế như: haughty (ngạo mạn), valiant (anh hùng), valorous ((thơ ca) anh hùng), courageous (can đảm), intrepid (gan dạ), contemptuous (tỏ vẻ khinh người). Và cuối cùng, làm thế nào mà bạn có thể dễ dàng nhớ được từ “Semmelknödel” nếu chưa bao giờ đích thân thấy qua, “sugo” nếu không ngửi qua, hay “tartiflette” nếu không nếm qua?

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here