Dùng Hiệu Ứng Giãn Cách để Tăng Cường Trí Nhớ Tối Đa

0
4626
Cách tăng cường trí nhớ tối đa để học tiếng Anh

Làm sao Dùng Hiệu Ứng Giãn Cách để Tăng Cường Trí Nhớ Tối Đa, giúp bạn nhớ từ vựng tiếng Anh hay bất cứ điều gì đã học một cách tối ưu nhất? Bài viết sau sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về vấn đề này. Bên cạnh đó, thuật toán để giúp bạn cải thiện trí nhớ trong việc học 7000 từ vựng tiếng Anh cốt lõi đã được ứng dụng đầy đủ tại website của chúng tôi.

The Spacing Effect: How to Improve Learning and Maximize Retention

Hiệu ứng Giãn cách: Cách Cải thiện Việc học và Tăng cường Trí nhớ Tối đa

We are not taught how to learn in school, we are taught how to pass tests. The spacing effect is a far more effective way to learn and retain information that works with our brain instead of against it. Find out how to use it here.

Chúng ta không được dạy cách học ở trường, mà là cách vượt qua các kỳ thi. Hiệu ứng giãn cách hiệu quả hơn nhiều khi được dùng để thu thập và lưu giữ thông tin có ích thay vì có hại cho não bộ của chúng ta. Chúng ta hãy tìm hiểu cách sử dụng hiệu ứng ở bài viết này.

“Every perception is to some degree an act of creation, and every act of memory is to some degree an act of imagination.”  – Gerald Edelman, Second Nature: Brain Science and Human Knowledge

“Mỗi nhận thức ở mức độ nào đó là một hành vi sáng tạo, và mọi hành vi của trí nhớ ở chừng mực nào đó là một hành vi của trí tưởng tượng.” – Gerald Edelman, Bản tính Thứ hai: Khoa học về Não bộ và Tri thức của Loài người

The most important meta-skill you can learn is how to learn. Learning allows you to adapt. As Darwin hinted, it’s not the strongest who survives. It’s the one who easily adapts to a changing environment. Learning how to learn is a part of a “work smarter, not harder” approach to life—one that probabilistically helps you avoid becoming irrelevant. Your time is precious, and you don’t want to waste it on something which will just be forgotten.

Siêu kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể học là học cách học. Học tập giúp bạn thích nghi. Như Darwin đã gợi ý, người sống sót không phải là người mạnh nhất mà là người dễ dàng thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Học cách học là một phần của kỹ năng sống “hãy làm việc thông minh hơn chứ đừng miệt mài hơn” – kỹ năng giúp bạn không trở thành lạc hậu. Bạn không muốn xài phí thời gian quý giá của mình cho thứ gì đó sẽ bị lãng quên.

During the school years, most of us got used to spending hours at a time memorizing facts, equations, the names of the elements, French verbs, dates of key historical events. We found ourselves frantically cramming the night before a test. We probably read through our notes over and over, a gallon of coffee in hand, in the hope that the information would somehow lodge in our brains. Once the test was over, we doubtless forgot everything straight away.

Suốt những năm học, hầu hết chúng ta đã quen với việc dành hàng giờ ghi nhớ các sự kiện, phương trình, tên của các nguyên tố, động từ tiếng Pháp, ngày tháng các sự kiện lịch sử quan trọng. Chúng ta thấy mình điên cuồng nhồi nhét vào trí óc đêm trước ngày thi. Có lẽ chúng ta đọc đi đọc lại các ghi chú của mình, một gallon cà phê trong tay, với hy vọng rằng thông tin sẽ bằng cách nào đó lưu lại trong não của chúng ta. Nhưng một khi kỳ thi kết thúc, chúng ta chắc chắn quên ngay mọi thứ.

Even outside of formal education, we have to learn large amounts of new information on a regular basis: foreign languages, technical terms, sale scripts, speeches, the names of coworkers. Learning through rote memorization is tedious and—more important—ineffective. If we want to remember something, we need to work with our brains, not against them. To do that, we need to understand cognitive constraints and find intelligent ways to get around them or use them to our advantage.

Thậm chí ngoài học vấn chính quy, chúng ta phải thường xuyên nạp một lượng lớn thông tin mới: ngoại ngữ, thuật ngữ kỹ thuật, các hướng dẫn bán hàng, bài phát biểu, tên của đồng nghiệp. Học vẹt tẻ nhạt và quan trọng hơn nữa là không hiệu quả. Nếu muốn ghi nhớ điều gì đó, chúng ta cần thuận theo chứ không phải chống lại não bộ của mình. Để làm được như vậy, ta cần hiểu những hạn chế về nhận thức và tìm ra những cách thông minh để vượt qua hay dùng chúng để làm lợi cho mình.

This is where the spacing effect comes in. It’s a wildly useful phenomenon: we are better able to recall information and concepts if we learn them in multiple, spread-out sessions. We can leverage this effect by using spaced repetition to slowly learn almost anything.

Đây là lúc hiệu ứng giãn cách, một hiện tượng cực kỳ hữu ích, xuất hiện: ta có thể nhớ lại thông tin và các khái niệm tốt hơn nếu học dàn trải qua nhiều lần. Chúng ta có thể tận dụng hiệu ứng này bằng cách sử dụng sự lặp lại có giãn cách để dần dần học hầu như đủ mọi thứ.

It works for words, numbers, images, and skills. It works for anyone of any age, from babies to older people. It works for animals, even species as simple as sea slugs. The effect cuts across disciplines and can be used to learn anything from artistic styles to mathematical equations.

Bất cứ ai ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh đến người già, động vật, thậm chí loài đơn giản như sên biển dùng cách đó để học từ ngữ, số, hình ảnh và kỹ năng đều hiệu quả. Hiệu ứng ảnh hưởng mọi ngành học, và ta có thể sử dụng để học bất cứ thứ gì từ phong cách nghệ thuật đến phương trình toán học.

Spaced repetition might not have the immediacy of cramming or the adrenaline rush of a manic all-nighter. But the information we learn from it can last a lifetime and tends to be effectively retained. In some ways, the spacing effect is a cognitive limitation, yet a useful one—if we are aware of it.

Việc lặp đi lặp lại có giãn cách có thể không có tính tức thời của sự học nhồi nhét hay tình trạng hồi hộp, phấn khích cao độ. Nhưng thông tin ta học được có thể tồn tại suốt đời và có chiều hướng được ghi nhớ một cách hiệu quả. Trong chừng mực nào đó, hiệu ứng giãn cách là một sự hạn chế nhận thức, nhưng hữu ích nếu chúng ta ý thức được.

In Fluent Forever: How to Learn Any Language and Never Forget It, Gabriel Wyner writes:

Trong Mãi mãi lưu loát: Làm thế nào để học bất kỳ ngôn ngữ nào và vĩnh viễn không quên, Gabriel Wyner viết:

Spaced repetition…[is] extraordinarily efficient. In a four-month period, practising for 30 minutes a day, you can expect to learn and retain 3600 flashcards with 90 to 95 percent accuracy. These flashcards can teach you an alphabet, vocabulary, grammar, and even pronunciation. And they can do it without becoming tedious because they’re always challenging enough to remain interesting and fun.

Sự lặp đi lặp lại có giãn cách… [là] cực kỳ hiệu quả. Trong suốt bốn tháng luyện tập 30 phút mỗi ngày, bạn có thể học và ghi nhớ 3600 thẻ ghi chú với độ chính xác 90 đến 95 phần trăm. Những thẻ ghi chú này có thể dạy cho bạn một bảng chữ cái, từ vựng, ngữ pháp và thậm chí là phát âm. Và cách đó sẽ không trở nên nhàm chán vì luôn đủ thách thức để duy trì sự thú vị và hào hứng.

In Mindhacker, Ron and Marty Hale-Evans explore further:

Trong Mindhacker, Ron và Marty Hale-Evans khám phá thêm:

Our memory is simultaneously magnificent and pathetic. It is capable of incredible feats, yet it never works quite like we wish it would. Ideally, we would be able to remember everything instantly, but we are not computers. We hack our memory with tools like memory palaces, but such techniques required effort and dedication. Most of us give up and outsource our memory to smartphones, cloud-enabled computers, or plain old pen and paper. There is a compromise…a learning technique called spaced repetition, which efficiently organizes information or memorization and retention can be used to achieve near perfect recall.
Ký ức của chúng ta vừa vĩ đại vừa thảm hại, có khả năng lập những kỳ công khó tin, nhưng không bao giờ vận hành hoàn toàn theo ý ta. Lý tưởng nhất là ta có thể nhớ mọi thứ ngay lập tức, nhưng ta lại không phải là máy tính. Chúng ta truy cập vào ký ức của mình bằng các công cụ như cung điện bộ nhớ, nhưng các kỹ thuật như vậy đòi hỏi nỗ lực và tập trung cao độ. Hầu hết chúng ta bỏ cuộc và sử dụng công cụ ngoài bộ nhớ của mình như điện thoại thông minh, máy tính có kích hoạt đám mây hoặc đơn giản là bút và giấy. Có một thỏa hiệp, một kỹ thuật học tập được gọi là sự lặp đi, lặp lại có giãn cách sắp xếp hiệu quả các thông tin hay việc học thuộc lòng và người ta có thể sử dụng sự ghi nhớ để tái hiện gần như toàn bộ ký ức.

“If you wish to forget anything on the spot, make a note that this thing is to be remembered.”

— Edgar Allan Poe, Marginalia

“Nếu bạn muốn quên bất cứ điều gì ngay lập tức, hãy viết ra giấy rằng điều này sẽ được ghi nhớ.”

– Edgar Allan Poe, Marginalia

The Discovery of The Spacing Effect

Khám phá về Hiệu ứng Giãn cách

Hermann Ebbinghaus (1850-1909), a German psychologist and pioneer of quantitative memory research, first identified the spacing effect. After earning his PhD in Germany, he traveled to London. Like so many people, he found his life forever changed by a book.

Hermann Ebbinghaus (1850-1909), một nhà tâm lý học người Đức và là người tiên phong nghiên cứu ký ức định lượng, lần đầu tiên nhận diện hiệu ứng giãn cách. Sau khi lấy bằng tiến sĩ ở Đức, ông đi du lịch đến London. Giống như rất nhiều người, ông thấy đời mình thay đổi mãi mãi bởi một cuốn sách.

The work in question was Elements of Psychophysics by the pioneering experimental psychologist Gustav Fechner. Inspired by this book, Ebbinghaus began the research into memory that would consume his career and impact all of us.

Tác phẩm đó là Các Yếu tố Vật  lý học Thần kinh  của nhà tâm lý học thực nghiệm tiên phong Christopher Fechner. Lấy cảm hứng từ cuốn sách này, Ebbinghaus bắt đầu nghiên cứu về ký ức, công trình chiếm hết thời gian và tâm trí của ông đồng thời tác động đến tất cả chúng ta. 

Ebbinghaus took up his new field of study with the unbridled zest of a newcomer. He didn’t believe strongly in the prevailing understanding of memory at the time. In his wish to avoid getting bogged down in theory, he made everything about experimentation. As researcher and the sole subject of his experiments, he faced an uphill battle.

Ebbinghaus lao vào lĩnh vực nghiên cứu mới của mình với niềm say mê vô bờ bến của một người mới. Ông không hoàn toàn tin vào sự hiểu biết phổ thông về ký ức lúc đó. Với mong muốn tránh bị sa lầy vào lý thuyết, ông đã thực hiện mọi thử nghiệm.

His most important findings were in the areas of forgetting and learning curves. These are graphical representations of the process of learning and forgetting. The forgetting curve shows how a memory of new information decays in the brain, with the fastest drop occurring after 20 minutes and the curve leveling off after a day.

Là nhà nghiên cứu và là đối tượng duy nhất của các thí nghiệm của mình, ông đã phải trải qua một cuộc đấu tranh khó khăn. Những phát hiện quan trọng nhất của ông là ở các lĩnh vực đường cong quên và học. Đó là các biểu diễn đồ họa của quá trình học và quên. Đường cong quên cho thấy một ký ức về thông tin mới tiêu hủy trong não bộ, với sự sụt giảm nhanh nhất xảy ra sau 20 phút và đường cong chững lại sau một ngày.

Đường cong quên

There is a way to slow down the process of forgetting. We need only to recall or revisit the information after we originally come across it. Going over the information later, at intervals, helps us remember a greater percentage of the material. Persistence will allow us to recall with 100% accuracy all that we want to remember.

Có một cách để làm chậm quá trình quên. Chúng ta chỉ cần nhớ lại hoặc xem lại thông tin ngay sau khi tình cờ lướt qua. Sau đó, việc xem lại các thông tin nhiều lần giúp chúng ta ghi nhớ tài liệu nhiều hơn. Sự kiên trì sẽ giúp chúng ta nhớ lại chính xác 100% tất cả những gì muốn ghi nhớ.

The learning curve is the inverse. It illustrates the rate at which we learn new information. When we use spaced repetition, the forgetting curve changes:

Đường cong học tập là nghịch đảo, minh họa tốc độ chúng ta ghi nhận thông tin mới. Khi chúng ta sử dụng sự lặp lại có giãn cách, đường cong quên thay đổi:

Đường cong học tập

Frequency matters. Under normal conditions, frequent repetitions aid memory. We know this intuitively. Just try to memorize this article on a single repetition. However much attention, focus, or individual ability you have, it won’t work.

Các vấn đề tần số. Trong điều kiện bình thường, sự lặp đi lặp lại thường xuyên hỗ trợ bộ nhớ. Chúng ta biết điều này bằng trực giác. Chỉ cần cố gắng ghi nhớ bài viết này thêm một lần nữa. Tuy nhiên, việc lặp lại này là vô ích bất kể sự quan tâm, tập trung hoặc khả năng riêng của bạn.

Memory mastery comes from repeated exposure to the material. Ebbinghaus observes, “Left to itself every mental content gradually loses its capacity for being revived, or at least suffers loss in this regard under the influence of time.” Cramming is not an effective memorization strategy. Lacking the robustness developed in later sessions, crammed facts soon vanish. Even something as important and frequently used as language can decay if not put into use.

Ký ức minh mẫn là do tiếp xúc nhiều lần với tài liệu. Ebbinghaus quan sát thấy, “Cứ để tự nhiên, tất cả ký ức đều mất dần khả năng hồi sinh hoặc chí ít là do tác động của thời gian.” Sự học nhồi nhét không phải là một chiến lược ghi nhớ hiệu quả. Thiếu sự phát triển mạnh mẽ ở các giai đoạn sau đó, các dữ liệu bị nhồi nhét sẽ sớm mai một. Ngay cả một thứ quan trọng và thường xuyên được dùng như ngôn ngữ cũng có thể suy giảm nếu không sử dụng.

There are other ways to improve memory. Intensity of emotion matters, as does the intensity of attention. Ebbinghaus notes in his definitive work on the subject, Memory and Forgetting:

Có nhiều cách khác để cải thiện trí nhớ. Cường độ của cảm xúc cũng như của sự chú ý đều quan trọng. Ebbinghaus ghi chú trong tác phẩm cuối cùng của mình về chủ đề, Ký ức và Sự quên lãng:

Very great is the dependence of retention and reproduction upon the intensity of the attention and interest which were attached to the mental states the first time they were present. The burnt child shuns the fire, and the dog which has been beaten runs from the whip, after a single vivid experience. People in whom we are interested we may see daily and yet not be able to recall the colour of their hair or of their eyes…Our information comes almost exclusively from the observation of extreme and especially striking cases.

Sự phụ thuộc của khả năng ghi nhớ và lặp lại vào cường độ của sự chú ý và quan tâm gắn liền với trạng thái tâm trí ngay lần đầu xuất hiện là rất sâu sắc. Đứa trẻ bị phỏng sợ lửa, và con chó bị đánh né ngọn roi, chỉ sau một lần tự thân trải qua. Có những người ta quan tâm và có thể nhìn thấy hàng ngày nhưng không thể nhớ lại màu tóc hoặc mắt của họ. Hầu như chúng ta chỉ nhớ thông tin qua việc quan sát các trường hợp vô cùng đặc biệt và gây ấn tượng mạnh.

Ebbinghaus also uncovered something extraordinary: even when we appear to have forgotten information, a certain quantity is stored in our subconscious minds. He referred to these memories as savings. While they cannot be consciously retrieved, they speed up the process of relearning the same information later on.

Ebbinghaus cũng phát hiện một điều khác  thường: ngay cả khi ta dường như quên thông tin, một lượng nhất định được lưu trữ trong tiềm thức của chúng ta. Ông gọi những ký ức này là các khoản tiết kiệm. Mặc dù  không thể được phục hồi một cách có ý thức, chúng đẩy mạnh tiến trình tìm lại thông tin tương tự sau này.

A poem is learned by heart and then not again repeated. We will suppose that after a half year it has been forgotten: no effort of recollection is able to call it back again into consciousness. At best only isolated fragments return. Suppose that the poem is again learned by heart. It then becomes evident that, although to all appearances totally forgotten, it still in a certain sense exists and in a way to be effective. The second learning requires noticeably less time or a noticeably smaller number of repetitions than the first. It also requires less time or repetitions than would now be necessary to learn a similar poem of the same length.

Một bài thơ được học thuộc lòng và sau đó không lặp lại. Giả sử sau nửa năm bài thơ bị lãng quên: không một nỗ lực hồi tưởng nào giúp ta nhớ lại bài thơ. Cùng lắm chỉ còn lại những mảnh rời rạc. Giả sử bài thơ được học thuộc lòng lần nữa. Sau đó, rõ ràng dù có vẻ hoàn toàn bị lãng quên, theo một nghĩa nào đó bài thơ vẫn tồn tại trong ký ức. Việc học thứ hai đòi hỏi ít thời gian hơn hoặc số lần lặp lại ít hơn đáng kể so với lần đầu. Nếu bây giờ cần học một bài thơ tương tự có cùng độ dài thì cũng đòi hỏi ít thời gian hoặc số lần lặp lại hơn.

As the first researcher to undertake serious experimentation on memory and why we forget, Ebbinghaus transformed psychology as a new branch of science. His impact has been compared to that of Aristotle. Ongoing research into the spacing effect continues to support Ebbinghaus’s findings.

Là nhà nghiên cứu đầu tiên thực hiện thử nghiệm nghiêm túc về trí nhớ và tại sao chúng ta quên, Ebbinghaus đã biến tâm lý học thành một nhánh mới của khoa học. Ảnh hưởng của ông đã được so sánh với ảnh hưởng của Aristotle. Nghiên cứu đang được tiến hành về hiệu ứng giãn cách tiếp tục hỗ trợ cho các khám phá của Ebbinghaus.

“There is no such thing as memorizing. We can think, we can repeat, we can recall and we can imagine, but we aren’t built to memorize. Rather our brains are designed to think and automatically hold onto what’s important. While running away from our friendly neighborhood tiger, we don’t think “You need to remember this! Tigers are bad! Don’t forget! They’re bad!” We simply run away, and our brain remembers for us.”
— Gabriel Wyner, Fluent Forever: How to Learn Any Language and Never Forget It
Không hề có cái gọi là sự ghi nhớ. Ta có thể tư duy, có thể lặp lại, có thể nhớ lại và có thể tưởng tượng, nhưng lại không được sinh ra để ghi nhớ. Thay vào đó, não bộ của ta được thiết kế để suy nghĩ và tự động nhớ những gì quan trọng. Trong khi chạy trốn khỏi con hổ hàng xóm thân thiện, ta không nghĩ rằng “Bạn cần phải nhớ điều này! Hổ là xấu! Đừng  quên nhé! Chúng rất xấu! Ta chỉ đơn giản là chạy trốn, và não bộ của ta ghi nhớ điều đó.”
– Gabriel Wyner, Thông thạo mãi mãi: Làm thế nào để học bất kỳ ngôn ngữ nào và không bao giờ quên

How the Spacing Effect Works

Hiệu ứng giãn cách hoạt động ra sao

Let’s take a quick refresher on what we know about how memory in works, because it’s not what we think.

Hãy ôn lại nhanh những gì ta biết về cách ký ức vận hành, vì không như ta nghĩ.

Memories are not located in any one part of the brain. Memories are formed in a process which involves the entire brain. If you think about your favorite book, different parts of your brain will have encoded the look of it, the storyline, the emotions it made you feel, the smell of the pages, and so on. Memories are constructed from disparate components which create a logical whole. As you think about that book, a web of neural patterns pieces together a previously encoded image. Our brains are not like computers – we can’t just ‘tell’ ourselves to remember something.

Ký ức không nằm trong bất kỳ khu vực nào của não bộ. Ký ức được hình thành trong một quá trình bao gồm toàn bộ não. Nếu bạn nghĩ về cuốn sách yêu thích nhất của mình, các khu vực khác nhau ở não bộ của bạn sẽ mã hóa diện mạo của nó, cốt truyện, cảm xúc sách gây ra, mùi của các trang, v.v. Ký ức được xây dựng từ các thành phần khác nhau tạo nên một tổng thể hợp lý. Khi bạn nghĩ về cuốn sách đó, một mạng lưới các mẫu dây thần kinh tạo nên một hình ảnh được mã hóa trước đó. Não bộ của ta không giống như máy tính – ta không thể chỉ cần “tự bảo” mình ghi nhớ điều gì đó.

 

In Mastery, Robert Greene explains:

Trong Mastery, Robert Greene giải thích:

In the end, an entire network of neurons is developed to remember this single task, which accounts for the fact we can still ride a bicycle years after we first learned how to do so. If we were to take a look at the frontal cortex of those who have mastered something through repetition, it would be remarkable still and inactive as they performed the skill. All their brain activity is occurring in areas that are lower down and required much less conscious control…People who do not practice and learn new skills can never gain a proper sense of proportion or self-criticism. They think they can achieve anything without effort and have little contact with reality. Trying something over and over again grounds you in reality, making you deeply aware of your inadequacies and of what you can accomplish with more work and effort.
Cuối cùng, toàn bộ mạng lưới dây thần kinh được phát triển để ghi nhớ nhiệm vụ duy nhất này, cho thấy thực tế ta vẫn có thể đi xe đạp nhiều năm sau lần đầu học đạp xe. Nếu nhìn vào vỏ não trước của những người đã thành thạo một kỹ năng nào đó thông qua sự lặp lại, thì vỏ não trước của họ ở trạng thái tĩnh lặng khi họ thực hiện kỹ năng đó. Tất cả hoạt động não của họ diễn ra ở những khu vực thấp hơn và rất ít đòi hỏi sự kiểm soát có ý thức… Những người không luyện tập và học các kỹ năng mới không bao giờ có thể có được ý thức đúng đắn về sự cân xứng hoặc tự phê bình. Họ nghĩ mình có thể đạt được bất cứ điều gì mà không cần nỗ lực và khá là không thực tế. Cố gắng làm điều gì đó lặp đi lặp lại gắn kết bạn với thực tế, khiến bạn nhận thức sâu sắc về những bất cập của mình và về những gì có thể hoàn thành nếu siêng năng và cố gắng hơn.

No definitive answer has been found to explain how the spacing effect works. However, a number of factors are believed to help:

Không có câu trả lời cuối cùng nào giải thích được hiệu ứng giãn cách. Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là sẽ giúp:

Forgetting and learning are, in a counterintuitive twist, linked. When we review close to the point of nearly forgetting, our brains reinforce the memory as well as add new details. This is one reason practice papers and teaching other people are the most effective ways for students to revise—they highlight what has been forgotten.

Quên và học liên quan với nhau trong một kết nối trái ngược với trực giác. Khi chúng ta hồi tưởng đến mức gần như quên lãng, não bộ chúng ta củng cố ký ức cũng như thêm các chi tiết mới. Đây là một lý do các bài thực hành và việc dạy người khác là những cách hiệu quả nhất để học sinh ôn tập lại – họ nhấn mạnh những gì đã bị lãng quên.

Retrieving memories changes the way they are later encoded. In essence, the harder something is to remember now, the better we will recall it in the future. The more we strain, which is painful mental labor, the easier it will be in the future. There is no learning without pain. Recall is more important than recognition. This explains why practice tests are a better way to learn than opening your text and re-reading your highlights.

Tìm lại ký ức thay đổi cách chúng được mã hóa sau này. Cơ bản là, điều gì đó càng khó nhớ bây giờ, ta sẽ nhớ lại dễ dàng hơn trong tương lai. Càng nỗ lực để ghi nhớ, một loại lao động trí óc căng thẳng, ta càng dễ nhớ lại hơn điều muốn nhớ trong tương lai. Không đau, không đạt. Nhớ lại quan trọng hơn ghi nhận. Điều này giải thích tại sao các bài kiểm tra thực hành là cách học tốt hơn là mở sách giáo khoa ra đọc lại các ghi chú của mình.

Our brains assign greater importance to repeated information. This makes sense; information we encounter on a regular basis does tend to be more important than that which we only come across once. Disregarding any forms of mental impairment, we don’t have trouble recalling the information we need on a daily basis. Our PIN, our own telephone number, the directions to work, and names of coworkers, for example. We might once have struggled to remember them, but after accessing those sorts of information hundreds or thousands of time, recall becomes effortless.

Não bộ của chúng ta rất xem trọng thông tin lặp đi lặp lại. Điều này có lý; thông tin ta đọc thường xuyên có chiều hướng quan trọng hơn thông tin ta chỉ lướt qua một lần. Bỏ qua mọi hình thức khiếm khuyết về tâm trí, ta dễ dàng nhớ lại thông tin ta cần hàng ngày. Ví dụ, mã PIN, số điện thoại của chính mình, các hướng dẫn công việc và tên của đồng nghiệp. Ta có thể đã từng nỗ lực ghi nhớ chúng, nhưng sau khi truy cập vào những loại thông tin đó hàng trăm hoặc hàng ngàn lần, việc nhớ lại trở nên dễ dàng.

Some researchers also believe that semantic priming is a factor. This refers to the associations we form between words which make them easier to recall. So, the sentence ‘the doctor and the nurse walked through the hospital’ is easier to remember than ‘the doctor and the artist walked through the supermarket’ because the words ‘doctor’ ‘nurse’ and ‘hospital’ are linked. If you are asked to remember a logical sentence such as ‘mitochondria is the powerhouse of the cell’, it’s not too difficult. If those same words are scrambled and become ‘cell the house mitochondria power is of’ it’s a lot harder to remember. And if those words are broken up into nonsensical syllables – ‘th ell ce he ous hon mit odria fi of’ – retaining them would become arduous. But some researchers have theorised that repetition over time primes us to connect information. So, if you revised ‘th ell ce he ous hon mit odria fi of’ enough times, you would start to connect ‘th’ and ‘ell.’ We can demonstrate semantic priming by telling a friend to say ‘silk’ ten times, then asking them what a cow drinks. They will almost certainly say ‘milk.’ The answer is, of course, water.

Một số nhà nghiên cứu cũng tin rằng chú trọng ngữ nghĩa là một yếu tố. Điều này đề cập đến các liên kết ta tạo nên giữa các từ làm chúng dễ nhớ hơn. Vì vậy, câu “ bác sĩ và y tá đi ngang qua bệnh viện” dễ nhớ hơn câu “bác sĩ và nghệ sĩ đi ngang qua siêu thị”, vì các từ ‘bác sĩ” ’’ y tá” và “bệnh viện” liên quan với nhau. Không quá khó nếu bạn được yêu cầu nhớ một câu hợp lý, chẳng hạn như “ty thể là nguồn lực tế bào”. Khó nhớ hơn nhiều nếu những từ đó bị xáo trộn và trở thành ‘tế bào, ngôi nhà, ty thể, nguồn lực của”.  Và nếu ta tách những từ đó thành các âm tiết vô nghĩa – “b ế tào ty hể ngu tực tồn củ a” _ việc lưu trữ chúng sẽ trở nên khó khăn. Nhưng một số nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng sự lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ giúp ta kết nối thông tin. Vì vậy, nếu bạn đọc đi đọc lại “b ế tào ty hể ngu tực tồn củ a” đủ số lần, bạn sẽ bắt đầu kết nối “b ế” “tào” thành “tế bào”. Ta có thể chứng minh hiệu quả của việc chú trọng ngữ nghĩa bằng cách bảo một người bạn nói từ “silk” mười lần, sau đó hỏi họ con bò uống gì. Hầu như chắc chắn họ sẽ nói “milk”. Câu trả lời tất nhiên là “water”.

Yet another theory is that of deficient processing. Some literature points to the possibility that spaced repetition is not in itself especially efficient, but that massed learning is just very inefficient. By comparison, spaced repetition seems special when it is, in fact, a reflection of our true capabilities. Researchers posit that massed learning is redundant because we lose interest as we study information and retain less and less over time. Closely spaced repetition sessions leverage our initial interest before our focus wanes.

Một lý thuyết khác là quy trình không đầy đủ. Một số tài liệu cho rằng khả năng lặp đi lặp lại không đặc biệt hiệu quả, nhưng việc ghi nhớ đại trà chắc chắn là không hề hiệu quả. Khi so sánh, sự lặp lại giãn cách có vẻ đặc biệt vì trên thực tế, nó phản ánh khả năng thực sự của chúng ta. Các nhà nghiên cứu thừa nhận việc ghi nhớ đại trà là dư thừa vì theo thời gian, chúng ta dần mất hứng thú học tập và ghi nhớ ngày càng ít hơn. Tần suất lặp đi lặp lại dày đặc ảnh hưởng đến sự thích thú buổi đầu của chúng ta trước khi sự tập trung suy giảm.

With properly spaced repetition, you increase the intervals of time between learning attempts. Each learning attempt reinforces the neural connections. For example, we learn a list better if we repeatedly study it over a period of time than if we tackle it in one single burst. We’re actually more efficient this way. Spaced sessions allow us to invest less total time to memorize than one single session, whereas we might get bored while going over the same material again and again in a single session. Of course, when we’re bored we pay less and less attention.

Với sự lặp lại cách đều nhau, bạn tăng số lần  giãn cách giữa các lần học. Mỗi nỗ lực học tập củng cố các liên kết thần kinh. Ví dụ, ta nhớ tốt hơn nếu liên tục học thuộc danh sách trong một thời gian so với việc nếu chúng ta cố gắng ngốn nó một lần. Chúng ta thực sự học tập hiệu quả hơn theo cách này. Các lần học giãn cách cho phép chúng ta đầu tư tổng thời gian để học thuộc ít hơn thời gian cho một lần duy nhất. Trong khi đó, chúng ta có thể cảm thấy nhàm chán khi lặp đi lặp lại cùng một tài liệu chỉ ở một lần học. Tất nhiên, khi chán, chúng ta càng lúc càng ít chú ý.

 

In Focused Determination, the authors explain why variety also contributes to deficient processing.

Trong Xác định tập trung, các tác giả giải thích tại sao sự đa dạng cũng góp phần vào việc xử lý thiếu.

There is also minimal variation in the way the material is presented to the brain when it is repeatedly visited over a short time. This tends to decrease our learning. In contrast, when repetition learning takes place over a longer period, it is more likely that the materials are presented differently. We have to retrieve the previously learned information from memory and hence reinforce it. All of this leads us to become more interested in the content and therefore more receptive to learning it.

Cũng có sự khác biệt tối thiểu ở cách ta nhập dữ liệu vào não bộ bằng cách tiếp cận nhiều lần trong một thời gian ngắn. Điều này có chiều hướng làm giảm việc ghi nhớ của chúng ta. Ngược lại, khi việc học lặp lại diễn ra trong một khoảng thời gian dài hơn, các dữ liệu có thể được trình bày khác nhau. Chúng ta phải truy tìm thông tin đã học trước đó từ ký ức rồi củng cố nó. Nhờ đó, chúng ta trở nên quan tâm hơn đến nội dung và do đó dễ tiếp thu hơn khi học.

“How do you remember better? Repeated exposure to information in specifically timed intervals provides the most powerful way to fix memory into the brain. …Deliberately re-expose yourself to the information more elaborately, and in fixed, spaced intervals, if you want the retrieval to be the most vivid it can be. Learning occurs best when new information is incorporated gradually into the memory store rather than when it is jammed in all at once.”

— John Medina, Brain Rules

“Làm thế nào để ghi nhớ tốt hơn? Tiếp xúc nhiều lần với thông tin trong các khoảng thời gian cụ thể là cách hiệu quả nhất để khắc sâu ký ức vào não bộ. Hãy thận trọng tiếp cận thông tin một cách chi tiết hơn, và trong các khoảng thời gian cố định, cách đều nhau, nếu bạn muốn việc truy tìm hiệu quả nhất có thể. Việc ghi nhớ sẽ tốt nhất khi thông tin mới được tích hợp dần vào bộ nhớ thay vì bị nhồi nhét vào cùng một lúc.”

– John Medina, Các Quy tắc của Não bộ

Taking Advantage of the Spacing Effect

Tận Dụng Hiệu Ứng Giãn Cách Để Tăng Cường Trí Nhớ Tối Đa

We don’t learn about spaced repetition in school—something which baffles many researchers. Most classes teach a single topic per session, then don’t repeat it until the test.

Ở trường, chúng ta không học về sự lặp đi lặp lại có giãn cách_ điều làm nhiều nhà nghiên cứu lúng túng. Hầu hết các lớp dạy một chủ đề duy nhất ở mỗi buổi học và không lặp lại cho đến lúc thi.

Going over a topic once teaches very little—sometimes nothing at all, if the teacher is unengaging or the class is too long. Most teachers expect their students to take care of the memorizing part themselves. As a result, many of us develop bad learning habits like cramming to cope with the demands of our classes.

Chỉ dạy qua môn học một lần truyền đạt được rất ít – đôi khi chẳng dạy được gì cả, nếu giáo viên tẻ nhạt hoặc thời lượng buổi học quá dài. Hầu hết các giáo viên mong đợi học sinh của họ tự ghi nhớ. Kết quả là, nhiều người chúng ta phát triển các thói quen học tập xấu như nhồi nhét để đối phó với yêu cầu của lớp học.

We need to break up with cramming and focus on what actually works: spaced repetition.

Chúng ta cần từ bỏ việc học nhồi nhét và tập trung vào những gì thực sự hiệu quả: sự lặp đi lặp lại có giãn cách

The difficulty of spaced repetition is not effort but that it requires forward planning and a small investment of time to set up a system. But in the long run, it saves us time as we retain information and spend less total time learning.

Khó khăn của việc lặp lại có giãn cách không phải là nỗ lực mà là việc lập kế hoạch trước và đầu tư một chút thời gian để xây dựng hệ thống. Nhưng về lâu dài, chúng ta tiết kiệm được thời gian nhờ lưu giữ thông tin và ít tốn thời gian hơn cho việc học.

A typical spaced repetition system includes these key components:

Một hệ thống lặp lại có giãn cách điển hình gồm các mục chính như sau:

A schedule for review of information. Typical systems involve going over information after an hour, then a day, then every other day, then weekly, then fortnightly, then monthly, then every six months, then yearly. Guess correctly and the information moves to the next level and is reviewed less often. Guess incorrectly and it moves down a level and is reviewed more often.

Lịch trình xem xét thông tin. Các hệ thống tiêu biểu liên quan đến việc truy cập thông tin sau một giờ, kế đến là một ngày, rồi là mỗi ngày, hàng tuần, hai tuần, hàng tháng, mỗi sáu tháng, và rồi hàng năm. Dự đoán chính xác và thông tin chuyển sang cấp độ tiếp theo rồi được ôn tập ít thường xuyên hơn. Dự đoán không chính xác thì thông tin hạ xuống một cấp độ và được ôn tập thường xuyên hơn.

A means of storing and organizing information. Flashcards or spaced repetition software (such as Anki, SuperMemo, or Từ Vựng Cốt Lõi for Vietnamese) are the most common options. Software has the obvious advantage of requiring little effort to maintain, and of having an inbuilt repetition schedule. Anecdotal evidence suggests that writing information out on flashcards contributes to the learning process.

Một phương tiện lưu trữ và sắp xếp thông tin. Thẻ ghi chú hay phần mềm lặp lại có giãn cách (như Anki, SuperMemo, hay Từ Vựng Cốt Lõi dành cho người Việt) là những lựa chọn phổ biến nhất. Phần mềm có lợi thế hiển nhiên là không cần nỗ lực nhiều để duy trì và có sẵn lịch trình lặp lại. Bằng chứng cho thấy rằng việc viết thông tin trên thẻ ghi chú góp phần vào tiến trình học tập.

A metric for tracking progress. Spaced repetition systems work best if they include built-in positive reinforcement. This is why learning programs like Duolingo, Memrise, and Từ Vựng Cốt Lõi incorporate a points system, daily goals, leaderboards and so on. Tracking progress gives us a sense of progression and improvement.

Tiêu chuẩn để theo dõi tiến độ. Các hệ thống lặp lại có giãn cách vận hành tốt nhất nếu chúng bao gồm sự củng cố tích cực được tích hợp sẵn. Đây là lý do các chương trình học tập như Duolingo, Memrise và Từ Vựng Cốt Lõi kết hợp một hệ thống điểm, mục tiêu hàng ngày, bảng xếp hạng, v.v. Theo dõi tiến độ cho chúng ta cảm giác tiến bộ và cải thiện.

A set duration for review sessions. If we practice for too long, our attention wanes and we retain decreasing amounts of information. Likewise, a session needs to be long enough to ensure focused immersion. A typical recommendation is no more than 30 minutes, with a break before any other review sessions.

Thời lượng ấn định cho các buổi kiểm tra. Nếu luyện tập quá lâu, chúng ta sẽ kém tập trung và chỉ lưu giữ được các lượng thông tin càng lúc càng ít đi. Tương tự như vậy, một buổi học tập cần vừa đủ lâu để đảm bảo sự tập trung. Một khuyến nghị tiêu biểu là không quá 30 phút và nghỉ giải lao trước bất kỳ buổi kiểm tra nào khác.

The spacing effect is a perfect example of how much more effective we can be if we understand how our minds work, and use them in an optimal way. All you need to learn something for life are flashcards and a schedule. Then, of course, you’re free to move on to actually applying and using what you’ve learned.

Hiệu ứng giãn cách là một ví dụ hoàn hảo về việc chúng ta có thể làm việc hiệu quả hơn nhiều nếu hiểu cách trí óc của ta vận hành và biết tối ưu hóa việc sử dụng chúng. Tất cả những gì bạn cần để học một thứ gì đó trong đời là thẻ ghi chú và một lịch trình. Sau đó, tất nhiên, bạn có thể tự do áp dụng vào thực tế và thực hành những gì bạn đã học được.

Mời bạn đọc thêm bài viết song ngữ Samuel Andrews: Người đàn ông với cái tôi tỷ Mỹ kim

Lộ trình tự học IELTS từ 0 lên 7.5 trong vòng một năm:

Lưu ý: Tất cả tài liệu, kế hoạch học hàng tuần, bạn có thể xem thêm chi tiết ở tuvungcotloi.com, truy cập vào Quà tặng -> Lộ trình IELTS+

Thompson, NZL

Nguồn bài viết: Farnam Street Blog

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here